Tin k9-NBK Quảng Nam
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Tin k9 Nbk Quảng Nam

Join the forum, it's quick and easy

Tin k9-NBK Quảng Nam
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Tin k9 Nbk Quảng Nam
Tin k9-NBK Quảng Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Similar topics

    Ra ma buộc tội

    Go down

    Ra ma buộc tội Empty Ra ma buộc tội

    Bài gửi by Admin Sun Oct 24, 2010 12:12 am

    I. Giới thiệu chung :
    1) Giới thiệu về sử thi Ấn Độ:
     Ramayana và Mahabharata là 2 Sử thi Ấn Độ nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng, lâu bền trong văn học, văn hóa không những của dân tộc Ấn mà còn của nhiều nước Đông Nam Á.
     Ramayana là một sử thi cổ đại viết dưới dạng trường ca tiếng sanskrit hình thành vào khoảng TK III TCN được hoàn thiện nhờ đạo sĩ Vanmiki và là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ Giáo, bao gồm 24.000 câu thơ đôi trong bảy tập chưa bằng ¼ khối lượng của sử thi Mahabharata nhưng bố cục chặt chẽ hơn. Câu chuyện nói về kì tích của hoàng tử Rama.
    2) Tóm tắt tác phẩm :
     Ra-ma-ya-na là câu chuyện về những kì tích của Ra-ma, hòang tử trưởng của nhà vua Đa-xa-ra-tha. Khi Đa-xa-ra-tha muốn truyền ngôi báu cho Ra-ma, thì do lòng đố kị, thứ phi Ka-kê-i nhắc lại một ân huệ cũ, buộc nhà vua đày ải Ra-ma vào rừng 14 năm, trao vương quốc cho con trai bà là Bra-ra-ta, Ra-ma vâng lệnh .Vợ chàng, Xi-ta, cùng người em trai thân thiết nhất của chàng,Lắc-ma-na, tình nguyện theo Ra-ma chịu lưu đày. Khi thời hạn lưu đày sắp hết thì xảy ra một tai biến lớn. Quỷ Ra-va-na đã dùng mưu bắt cóc Xi-ta, cuốn nàng trong vạt áo, bay về đảo Lan-ka. Mất Xi-ta, Ra-ma đau buồn khôn xiết .Trên đường đi tìm Xi-ta, Ra-ma gặp và gíup đỡ vua khỉ Xu-gri-va chống lại người anh trai bất công, giành lại vợ và vương quốc. Do đó chàng được vua khỉ Xu-gri-va, tướng khỉ Ha-nu-man cùng đòan quân khỉ giúp vượt biển, tấn công đảo Lan-ka. Sau cùng, Ra-ma hạ thủ Ra-va-na trong giao tranh, giải cứu Xi-ta. Vợ chồng gặp lại nhau, nhưng nghi ngờ Xi-ta không còn trọn vẹn danh tiết sau những ngày tháng trong tay quỷ, Ra-ma tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta thanh minh không được, đành bước lên giàn hỏa thiêu. Chứng giám đức hạnh của Xi-ta, thần Lửa đã đem nàng trả lại cho Ra-ma. Anh hùng Ra-ma cùng người vợ thủy chung Xi-ta trở về kinh đô, cai quản đất nước, khiến cho đất nước thái bình, thịnh trị.
    3) Ý nghĩa của tác phẩm:
     Hơn hai ngàn năm qua, những nhân vật lí tưởng như Ra-ma, Xi-ta, Lắc-ma-na, Ha-nu-man....luôn luôn sống động và nuôi dưỡng tinh thần, đạo đức dân tộc Ấn Độ. Ra-ma-ya-na cũng được xưng tụng như kiệt tác thi ca đầu tiên của Ấn Độ, đặc biệt thành công trong miêu tả thiên nhiên tràn đầy sức sống và chứa chan tình người, thể hiện nội tâm nhân vật sâu sắc và chân thực. Người Ấn Độ tin rằng: Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ khỏi tội lỗi.




    II. Đọc - hiểu văn bản:
    1. Vị trí đọan trích:
     Đoạn trích thuộc khúc ca thứ 6 chương 79.
    2. Đại ý:
     Khắc hoạ thêm một nét đẹp về con người Thiện của đẳng cấp Kơxatrya (vương công, quý tộc, võ sĩ) và đức tính trung hậu, đoan trang của người phụ nữ cao quý.
    3. Bố cục:
     Phần 1: Từ đầu ...đâu chịu được lâu", nói về “Cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng của Ra-ma”.
     Phần 2: Phần còn lại, nói về “Tự khẳng địng sự trong trắng của mình và diễn biến tâm trạng của Xi-ta”.
    4. Trả lời câu hỏi:
    Câu 1. Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”. Công chúng đó bao gồm những ai?
     Công chúng đó gồm anh em,bạn hữu của Ra-ma; đội quân của lòai khỉ Va-na-ra; quan quân, dân chúng của lòai quỷ Rắc-sa-xa.
     Hòan cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm trang,ngôn ngữ đối thọai của Ra-ma, Xi-ta ?
     Ra-ma nói với sự tức giận, giận dữ :”Để trả thù sự lăng nhục, ta đã làm những gì mà một con người phải làm: ta đã tiêu diệt Ra-va-na...
     “Thấy nàng yêu kiều xinh đẹp, lại có được nàng trong nhà hắn, Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu”.Tâm trạng Ra-ma lúc ấy vừa tức giận vừa buồn bã.
     Lúc đó, Xi-ta “đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát.Nghe những lời tố cáo chưa từng có,trước mặt đông đủ mọi người”,Xi-ta cảm thấy xấu hổ cho số kiếp của nàng. Nàng muốn chôn vùi cả thân xác mình. Mỗi lời nói của Ra-ma như một mũi tên đâm vào trái tim Xi-ta. Nước mắt nàng đổ ra như suối. Xi-ta lúc đó đau đớn khôn cùng.
     Tâm trạng của cả Ra-ma và Xi-ta đều đau buồn, khó xử. Họ vẫn yêu nhau nhưng không biết xử lí thế nào trong hòan cảnh éo le ấy.

    Câu 2.Theo lời tuyên bố của Ra-ma:
     Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì ?
     Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng.
     Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì ?
     Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác và cả sự ghen tuông của người chồng không chấp nhận người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
     Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.
     Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa.
     Ra-ma cứu Xi-ta là vì danh dự nhưng buộc tội rồi ruồng bỏ nàng cũng vì danh dự. Không thể khẳng định rằng Xi-ta không còn trong trắng nhưng Ra-ma cũng không thể chấp nhận bất cứ một sự mờ ám nào có thể ảnh hưởng tới danh dự và vinh quang của chàng. Đối với người anh hùng thời xưa, danh dự là yếu tố quan trọng nhất, bởi vậy tuy vừa cứu Xi-ta xong lại ruồng bỏ nàng, nhưng những hành động của Ra-ma vẫn rất nhất quán.
     Có thể thấy mâu thuẫn trong lòng Ra-ma là mâu thuẫn giữa tình yêu và danh dự. Ra-ma tuy xuất thân là thần thánh, là bậc quân vương nhưng tính cách, tình cảm của chàng không khác con người bình thường. Chàng yêu hết mình, ghen cực độ, có lúc oai phong lẫm liệt nhưng có lúc quá mềm yếu, có lúc cao thượng vị tha, cũng có lúc nhỏ nhen ích kỷ.
     Nhân vật Ra-ma được miêu tả rất “đời thường” sự biến đổi tâm lí thật sắc sảo, vượt qua được mọi ước lệ cứng nhắc và khuôn sáo.

    Câu 3. Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:
     Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng và lọai phụ nữ tầm thường, thấp kém ?
     Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng và lọai phụ nữ tầm thường thấp hèn là tuy thân xác của nàng đã bị ô nhục nhưng tâm hồn và trái tim nàng luôn còn trong trắng, tinh khiết.
     Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác và điều trong vòng kiểm sóat của nàng ?
     Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng là khi thân xác của nàng đã bị khống chế nhưng trái tim nàng vẫn được kiểm sóat.
     Từ vai trò của thần lửa A-nhi trong văn hóa Ấn Độ, có thể hiểu như thế nào về quyết định bước lên giàn hỏa và những lời cầu khấn thần A-nhi của nàng Xi-ta ?
     Có thể hiểu là sự minh oan, rửa sự ô nhục, giữ cái trinh tiết của người phụ nữ.

    Câu 4:Phân tích thái độ của công chúng khi chứng kiến Xi-ta nạp mình cho lửa. Cảm nghĩ của anh (chị) trước cảnh Xi-ta bước vào lửa.
     Thái độ của công chúng khi chứng kến cảnh Xi-ta nạp mình cho lửa là “ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột xem nàng đứng trong giàn lửa.Trang tuyệt thế giai nhân nạp mình cho lửa chẳng khác nào một lễ vật trong lễ tế sinh. Thấy thế cá phụ nữa bật ra tiếng khóc thảm thương, các lòai Rắc-sa-xa lẫn lòai Va-na-ra cùng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó”.
     Trước cảnh Xi-ta nạp mình cho lửa em cảm thấy rất nể phục, kính trọng trước sự dũng cảm của nàng Xi-ta lấy cái chết để chứng minh tình yêu và đức hạnh thủy chung đối với Ra-ma.

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin

    Tổng số bài gửi : 116
    Join date : 08/09/2010
    Age : 29

    https://tink9.forumvi.net

    Về Đầu Trang Go down

    Về Đầu Trang

    - Similar topics

     
    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết